Sưng nướu răng khôn (trong cùng) phải làm sao?
Sưng nướu răng khôn trong cùng thường gây đau đớn nhiều hơn so với các vị trí khác. Ngoài viêm nướu thì tình trạng này có thể cảnh báo mọc răng khôn hay răng khôn bị sâu. Cần có biện.
Sưng nướu răng khôn trong cùng thường gây đau đớn nhiều hơn so với các vị trí khác. Ngoài viêm nướu thì tình trạng này có thể cảnh báo mọc răng khôn hay răng khôn bị sâu. Cần có biện pháp can thiệp kịp thời để ngăn ngừa nguy cơ phát sinh các vấn đề rủi ro nghiêm trọng.
Sưng nướu răng khôn là dấu hiệu nghiêm trọng cần đặc biệt chú ý
Sưng nướu răng khôn – Nguyên nhân do đâu?
Sưng nướu răng khôn là thuật ngữ đề cập đến tình trạng sưng tấy và đỏ tại nướu răng ở vị trí trong cùng. Trong nhiều trường hợp, tình trạng sưng còn đi kèm với nhiều triệu chứng khác. Có thể bao gồm:
- Phần nướu bị đau nhức, khó chịu
- Miệng và hơi thở có mùi hôi
- Đau răng, nướu nhiều khi nhai
- Trên nướu răng xuất hiện vết loét
- Răng khôn và các răng xung quanh trở nên nhạy cảm hơn
- Có thể bị chảy máu chân răng
Tình trạng sưng nướu răng khôn có thể là do một số nguyên nhân sau đây:
1. Viêm nướu răng
Đây là bệnh nha chu thường gặp có thể kích hoạt ở bất cứ vị trí nào. Trong đó, không ít người bị viêm nướu răng ở răng khôn trong cùng. Nó có thể khiến cho nướu bị sưng tấy lên, gây đau đớn, khó chịu.
Nguyên nhân gây viêm nướu răng khôn trong cùng có thể là do:
- Vệ sinh răng miệng không tốt
- Ăn uống kém lành mạnh
- Thường xuyên uống rượu bia và hút thuốc lá
- Hệ miễn dịch suy giảm
- Tác dụng phụ của thuốc
- Thay đổi nội tiết tố
Ngoài ra các yếu tố rủi ro khác như tuổi tác cao, thừa cân – béo phì, yếu tố di truyền, viêm khớp dạng thấp… cũng có thể liên quan. Tình trạng viêm nướu răng nếu được phát hiện sớm và can thiệp đúng cách thì sẽ nhanh chóng kiểm soát tốt.
2. Mọc răng khôn
Răng khôn hay còn gọi là răng số 8 – mọc trong cùng và muộn nhất của hàm. Trong độ tuổi từ 18 – 25 rất nhiều người bị mọc răng khôn. Tuy nhiên lúc này hàm răng đã hoàn thiện nên thường sẽ không đủ chỗ cho chiếc răng mới này.
Khi mọc răng không thì phần lợi quanh răng sẽ có dấu hiệu sưng tấy và đỏ lên. Kèm theo đó là tình trạng đau đớn rất khó chịu. Do không có đủ không gian nên răng khôn thường sẽ mọc theo nhiều góc cạnh khác nhau. Từ đó có thể gây chèn ép răng khác, khiến nướu răng bị tổn thương và gây đau đớn.
Sưng nướu răng trong cùng có thể là dấu hiệu viêm lợi trùm do mọc răng khôn
Sưng nướu răng khôn chính là một trong những dấu hiệu cho thấy bạn đang mọc răng. Nếu quan sát sẽ dễ thấy phần nướu sưng lên, đau khi ấn vào và đôi khi còn bị nứt ra.
Trong nhiều trường hợp mọc răng khôn còn gây ra biến chứng viêm lợi trùm. Khi bị viêm lợi trùm, các vụn đồ ăn thức uống có thể dễ dàng bám vào và tích tụ ở trong kẽ lợi và răng. Từ đó khiến việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn. Lâu dần có thể gây viêm nhiễm khiến lợi sưng phồng. Nguy hiểm hơn là sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến các răng bên cạnh.
3. Sâu răng khôn
Răng khôn bị sâu là tình trạng rất phổ biến. Nguyên nhân xuất phát từ việc răng mọc trong cùng gây khó khăn cho việc vệ sinh răng miệng mỗi ngày.
Vệ sinh răng khôn khó khăn cộng thêm việc thức ăn dễ tích tụ và hình thành mảng bám. Mảng bám này không được loại bỏ mỗi ngày có thể sẽ dẫn tới vôi hóa thành cao răng. Hơn nữa vi khuẩn có trong cao răng có thể tấn công và gây sâu răng khôn.
Răng khôn bị sâu có thể nhận biết bằng cách trên răng xuất hiện các đốm nâu nhỏ. Lúc đầu có thể không gây đau nhức. Tuy nhiên lâu dần, cấu trúc răng có thể bị phá vỡ và hình thành lỗ sâu to. Khi đó cơn đau sẽ kích hoạt, bạn thường gặp khó khăn khi nhai. Hơn nữa, phần nướu răng cũng có thể bị sưng lên, viêm nhiễm và gây mùi hôi miệng.
Sưng nướu răng không có nguy hiểm không?
So với các vị trí khác thì sưng nướu răng khôn được đánh giá là tình trạng nghiêm trọng hơn. Đặc biệt nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời thì người bệnh có thể bị đau nhức nhiều. Nướu sưng to còn ảnh hưởng tới chức năng nhai và gây ra các biến chứng khác.
Như đã đề cập, sưng nướu răng khôn trong cùng có thể là dấu hiệu cảnh báo viêm nướu răng, viêm lợi trùm do mọc răng khôn hay sâu răng khôn. Những tình trạng này nếu không được can thiệp sớm có thể dẫn tới viêm loét nướu, áp xe chân răng, viêm nha chu, ảnh hưởng đến các răng kế cạnh…
Cách điều trị khi bị sưng nướu răng khôn (trong cùng)
Đối với trường hợp bị sưng nướu răng khôn, tốt nhất bạn nên chủ động thăm khám bác sĩ để tìm nguyên nhân và có biện pháp khắc phục phù hợp. Bởi đây là vị trí răng nhạy cảm, nếu không xử lý đúng cách có thể để lại hậu quả khó lường.
Dưới đây là một số giải pháp cho điều trị sưng răng khôn trong cùng:
1. Cắt lợi trùm răng khôn
Thông thường, khi mọc răng khôn, nhiều người rất dễ gặp phải biến chứng viêm lợi trùm. Tuy nhiên với trường hợp răng khôn có xu hướng mọc thẳng trên cung hàm thì nha sĩ sẽ cân nhắc việc cắt bỏ lợi trùm để răng có thể mọc bình thường.
Bác sĩ có thể tiến hành cắt lợi trùm trong trường hợp răng khôn mọc thẳng
Sau khi cắt lợi trùm xong, bác sĩ có thể sẽ kê toa một số thuốc hỗ trợ để khắc phục triệu chứng. Thuốc được dùng có thể là thuốc kháng sinh, thuốc hạ sốt hay các thuốc hỗ trợ sức khỏe toàn thân. Đồng thời bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn bạn cách vệ sinh và chăm sóc răng miệng để ngăn ngừa viêm nhiễm tái phát.
Mời các bạn bình luận hoặc đặt câu hỏi