Thoái hóa khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Bệnh Gout: Nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời

Liệt dương

Di tinh

Dược phẩm Dương Kiện Khang

vị thuốc chữa trị chứng tiểu đêm hiệu quả

Phương pháp điều trị tiểu đêm

Tiểu đêm nhiều lần

Biến chứng loét dạ dày- tá tràng

Phân biệt ung thư dạ dày và chế độ ăn

Thoái hóa khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Bệnh Gout: Nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời

Liệt dương

Di tinh

Dược phẩm Dương Kiện Khang

vị thuốc chữa trị chứng tiểu đêm hiệu quả

Phương pháp điều trị tiểu đêm

Tiểu đêm nhiều lần

Biến chứng loét dạ dày- tá tràng

Phân biệt ung thư dạ dày và chế độ ăn

Phân biệt ung thư dạ dày và chế độ ăn

14:20 CH
Thứ Tư 08/12/2021
 566

Ung thư dạ dày bắt đầu trong dạ dày, phổ biến nhất là biểu mô tuyến - phát triển từ các tế bào của lớp niêm mạc dà dày.

Loét dạ dày là do mất cân bằng giữa axit dạ dày và enzyme pepsin, cùng với việc hệ thống tiêu hóa không có khả năng tự bảo vệ khỏi các chất này. Các triệu chứng viêm loét dạ dày nếu không được chữa trị có thể làm tăng nguy cơ mắc phải viêm dạ dày mãn tính và thậm chí là ung thư dạ dày khi lớp niêm mạc chịu nhiều tổn thương đến mức ngừng hoạt động.

Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày chủ yếu là vi khuẩn helicobacter pylori. Ngoài ra còn có các yếu tố khác như uống nhiều bia rượu, hút nhiều thuốc lá, căng thẳng thể chất,…

1. Triệu chứng khác nhau:

Các dấu hiệu và triệu chứng sớm của ung thư dạ dày khác với loét dạ dày bao gồm:

  • Khó chịu ở bụng trên
  • Khó nuốt do khối u
  • Cảm giác no sau khi ăn một lượng nhỏ thức ăn

Một triệu chứng viêm loét dạ dày ở tình trạng mới bắt đầu còn đau bụng trên nghiêm trọng. Thông thường, loại đau bụng này không xảy ra trong ung thư dạ dày. Các dấu hiệu phổ biến nhất của loét dạ dày là đau bụng và nôn.

Các dấu hiệu và triệu chứng muộn của ung thư dạ dày khác với loét dạ dày bao gồm:

  • Mệt mỏi
  • Buồn nôn và nôn nặng
  • Giảm cân
  • Thiếu máu
  • Nôn ra máu hoặc vật chất tối trông giống như bã cà phê. Hoặc đi đại tiện đen do chảy máu

Lưu ý: Nôn ra máu, đi đại tiện đen hoặc máu trong phân đôi khi cũng có thể là triệu chứng viêm loét dạ dày. Nếu bạn có những triệu chứng này, hãy đi cấp cứu ngay lập tức.

2. Triệu chứng giống nhau:

Đôi khi triệu chứng viêm loét dạ dày không xuất hiện rõ ràng Thông thường người bệnh hay cảm thấy buồn nôn và chán ăn mà không rõ nguyên nhân.

Các dấu hiệu và triệu chứng tương tự khác của viêm loét dạ dày và ung thư dạ dày bao gồm giảm cân và thiếu máu. Các triệu chứng thiếu máu bao gồm:

  • Mệt mỏi (một triệu chứng giai đoạn cuối)
  • Thiếu năng lượng
  • Yếu đuối
  • Tim đập loạn nhịp
  • Da nhợt nhạt

3. Chế độ ăn uống phòng tránh ung thư dạ dày:

a. Thực phẩm nên ăn:

Thực phẩm nên ăn:

  • Các thức ăn có tác dụng giảm tiết dịch vị. Chất ngọt (Đường, bánh, mứt, kẹo, mật ong, chè), chất béo (Dầu thực vật ăn sống với lượng ít, bơ).
  • Thức ăn có tính bọc niêm mạc dạ dày, thấm dịch vị. Như gạo nếp, bột sắn, bánh mì, bánh quy, các loại khoai ninh nhừ. Những thức ăn này dễ tiêu hóa có chất kiềm, có tác dụng làm bão hòa acid trong dạ dày.
  • Người bệnh viêm loét dạ dày- tá tràng nên dùng các thức uống nước lọc, nước khoáng, nước chè loãng.
  • Sữa chua nhằm bổ sung vi khuẩn có ích BB12 giúp tăng acid luminal, tiết ra protein diệt khuẩn, ức chế các vi khuẩn có hại. Giảm sự phát triển, bám dính của các loại vi khuẩn như Ecoli, Yersinia và nhất là vi khuẩn HP.
  • Sữa, trứng có tác dụng đệm trung hòa axit trong dạ dày. Sữa nên uống sữa nóng; trứng nên ăn dạng hấp hoặc cho vào cháo, một tuần chỉ nên ăn 2-3 lần
  • Các thực phẩm giàu đạm thịt nạc, cá nạc. Nên dùng dưới dạng luộc, hấp, kho, om thì dễ tiêu hóa và hấp thu
  • Rau củ tươi, hoa quả sẽ cung cấp lượng Vitamin A, B, C có tác dụng làm lành chỗ loét.Các loại rau củ non, đặc biệt họ cải (Cải bắp, củ cải, rau cải) có chứa vitaminU giúp chóng liền các vết thương đường tiêu hóa. Các loại rau củ phải ăn chín.
  • Dầu ăn sống với số lượng ít (5-10ml/bữa) có tác dụng làm giảm bài tiết dịch vị. Nên chọn các loại dầu từ các loại hạt như dầu hướng dương, vừng, hạt cải, đậu nành…
  • Tôm cá không những giàu chất Protein với chất lượng cao, mà còn giàu nguyên tố vi lượng kẽm mà cơ thể con người cần thiết, nguyên tố vi lượng là một chất rất quan trọng để làm lành chỗ loét

b. Thực phẩm không nên ăn hoặc hạn chế:

  • Các loại thực phẩm tạo hơi trong dạ dày: các loại đậu đỗ, các loại dưa cà muối, hành...
  • Các loại thực phẩm làm hư hại niêm mạc dạ dày: rượu, bia, ớt, tỏi, càphê đặc, trà...
  • Các loại thức ăn tăng tiết axít như các loại nước xốt thịt, cá đậm đặc...
  • Các loại thức ăn nguội chế biến sẵn (giăm bông, lạp xưởng, xúc xích)
  • Hạn chế đồ chiên xào, rán, nướng, trộn nộm vì chúng khó tiêu hóa, đọng lại trong dạ dày lâu, tăng thêm gánh nặng cho dạ dày
  • Những thức ăn cứng, dai gây cọ sát niêm mạc dạ dày như: Thịt nhiều gân, sụn, rau có nhiều xơ (rau già, măng, rau cần…), quả xanh sống, Quả khô, rau cần, hẹ, rau dưa, măng… là những loại thức ăn khó tiêu hoá, làm hỏng niêm mạc dạ dày, khó lành chỗ loét, thậm chí càng loét thêm.
  • Những thức ăn sống, lạnh, mất vệ sinh, thức ăn đã biến chất có thể làm nặng thêm tình trạng viêm loét dạ dày hành tá tràng

Các triệu chứng viêm loét dạ dày có thể chữa được; thậm chí ung thư dạ dày ở giai đoạn đầu vẫn có khả năng điều trị cao. Do đó khi thấy mình có bất kỳ vấn đề nào như trên hãy đến bác sĩ để kiểm tra càng sớm càng tốt.

.

 

Mời các bạn bình luận hoặc đặt câu hỏi

Tin liên quan
An Vị Vương Hoàng Việt  –  Bí kíp hỗ trợ điều trị viêm đau, trào ngược, HP dạ dày
Theo thống kê của Bộ Y tế, có khoảng 70% dân số Việt Nam có nguy cơ mắc...
Xem thêm »
Bệnh viêm gan
Bệnh viêm gan xảy ra khi gan bị tổn thương do các tác nhân như virus, n...
Xem thêm »

Tổng đài tư vấn

Gửi câu hỏi tư vấn
Gửi câu hỏi
. .